Bối cảnh

Quá trình hình thành dự án:

Hồ Thác Bà được hình thành cách đây 60 năm, hiện nay là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Khu vực này đã bị nhấn chìm nhưng lại xuất hiện hàng nghìn hòn đảo nhỏ. Đến nay, người dân ở đây vẫn chưa thể khôi phục lại việc mất đất từ sự kiện này. Một số dự án của nhà nước đã được đưa ra, từ các đồn điền cà phê đến các đồn điền bạch đàn hiện nay, nhưng tất cả đều thất bại.

Tuy nhiên, khi tôi đến đây 25 năm trước, các gia đình ở đây vẫn giữ được những thói quen truyền thống và một nền nông nghiệp đa canh trên mảnh đất của họ.

Sau đó, một nhà máy chế biến sắn được thành lập, tạo ra nguồn thu nhập quan trọng từ hoạt động này. Tất cả đều bắt đầu trồng sắn, khoảng 80.000 người đã tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động kinh tế này. Nhưng giống như bất kỳ nền sản xuất độc canh nào, những tác hại của nó rất nhanh chóng được phát hiện. Sắn chứa các chất độc hại tự nhiên nằm trong đất, mà những chất này khi cô đặc lại rất có hại cho môi trường. Nhà máy không biết cách quản lý quy trình chế biến, do đó tất cả nguồn nước giếng trong các làng bản gần nhà máy đều bị ô nhiễm. Nhiều loại bệnh xuất hiện. Tuy nhiên, nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động cho đến gần đây, sau đó buộc phải chuyển sang chỗ khác để cách xa nguồn ô nhiễm cho khu vực này.

Người dân đã chuyển sang trồng độc canh lớn lần thứ hai, đó là đồn điền bạch đàn của Úc. Loại cây này lớn nhanh, không cần chăm sóc nhiều và có thể khai thác từ năm thứ 3. Nhưng nó lại làm cho đất có tính axit, hút tất cả các chất dinh dưỡng của đất và bây giờ sau 15 năm khai thác mạnh mẽ trên tất cả các đảo và các bờ hồ, cây cối bị còi cọc và đất không thể trồng gì được nữa. Nhưng nhiều gia đình đã đầu tư lớn vào đó và đã buộc phải từ bỏ nền nông nghiệp truyền thống từ nhiều năm nay.

Nông nghiệp và văn hóa là vấn đề không thể tách rời nhau trong các vùng nông nghiệp này. Những biến động của nền nông nghiệp đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống truyền thống, một số người đã đầu tư rất nhiều, thuê những người khác, việc từ bỏ những công việc gia đình đa dạng và sự phụ thuộc vào độc canh đã khiến kinh tế gia đình trở nên bấp bênh khi kinh tế độc canh sụp đổ. Các mảnh đất nhỏ được trồng xen canh để các gia đình ở gần nhau có thể phối hợp với nhau những lúc bận việc như khi thu hoạch. Để hiểu rõ hơn, hãy xem những cuốn sách về nền văn hóa dân tộc Dao được gọi là “lịch nông nghiệp”. Trong đó kể về lịch sử dân tộc Dao và sự những kiến thức về vũ trụ được đúc kết từ hàng nghìn năm trước, được các pháp sư giải thích, những pháp sư này tham khảo chúng để cố gắng hiểu những vấn đề của cuộc sống hàng ngày.  Lịch âm/dương, một trong những loại lịch chính xác nhất, đã được phát minh ra chính từ các loại lịch này.

Chính trong bối cảnh đó, dự án LaVieVuLinh đã được thành lập và mô hình nông học sinh thái của chúng tôi mong muốn trở thành một mô hình về văn hóa bền vững cho dù chỉ ở quy mô nhỏ, một mặt là mục tiêu để tồn tại, mặt khác mong muốn thuyết phục các gia đình xung quanh bắt đầu tham gia vào mô hình đó, điều này sẽ được thực hiện một cách từ từ.

Ý tưởng ban đầu là gặp gỡ các nền văn hóa trên thế giới để bảo tồn văn hóa của chúng ta tốt hơn. Văn hóa của chúng ta, đó là cộng đồng mà chúng ta là một phần trong đó. Người cộng tác với tôi ở địa phương là một « thầy », từ này có thể dịch từ chữ Shaman, người này là một trong những người quản lý văn hóa và sáng kiến của dự án. Tôi là người xúc tiến công việc. Và sau đó, tôi trở thành ví dụ sống cho việc gặp gỡ các nền văn hóa.

Ngay khi đến nơi, dân làng sẽ đón tiếp du khách. Tại đây chúng tôi luôn thúc đẩy việc giao lưu văn hóa cùng người dân bản địa : ăn uống và tham gia các hoạt động cùng nhau. Dấu ấn mạnh mẽ của dự án là sự tự hào và niềm nở của đội ngũ nhân viên. Dù thích hay không, du khách cũng sẽ được thông báo trước nhiều nhất có thể ».

Fredo Binh